Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp

ad+1

Khi rừng tự nhiên dần cạn kiệt, cùng với sự phát triển của công nghệ, gỗ công nghiệp ra đời đồng thời sở hữu những ưu điểm vượt trội. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Sở hữu những ưu điểm nào mà lại được ưa chuộng đến vậy. Bạn hãy cùng Tabibi tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp, qua bài viết dưới đây.

Các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là một loại gỗ nhân tạo được tận dụng từ những phế phẩm như cành hay nhánh của gỗ tự nhiên, được nghiền nhỏ thành dăm hay sợi. Rồi sử dụng chất kết dính Formaldehyde để kết dính lại với nhau. Hiện nay người ta thường dùng gỗ công nghiệp nhiều hơn trước đây, mục đích là để bảo vệ những cánh rừng tự nhiên.

Gỗ công nghiệp có tốt không? Ưu và nhược điểm gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên như:

- Gỗ có kích thước cố định, dễ dàng trong sản xuất, thi công.

- Ít bị cong vênh, co ngót dưới ảnh hưởng của thời tiết.

- Qua dây chuyền sản xuất hiện đại gỗ có khả năng chống nấm, mốc, mối mọt.

- Gỗ có độ phẳng tự nhiên cao.

- Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

- Màu sắc, mẫu mã đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.

- Giúp bảo vệ rừng: chặt phá rừng tác động đến biến đổi khí hậu trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, vì thế sử dụng gỗ công nghiệp thay thế là một biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.

Nhược điểm:

- Tuổi thọ thấp hơn gỗ tự nhiên, đặc biệt những loại gỗ công nhiệp chất lượng kém.

- Khả năng chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên.

- Dễ hư hỏng nếu sử dụng với các phụ kiện như ray trượt, bản lề kém chất lượng.

- Đặc biệt sợ nước, trừ gỗ nhựa thì các loại gỗ công nghiệp dễ bị phồng, rộp khi tiếp xúc với nước.

- Không thể chạm khắc các chi tiết, hoa văn cầu kỳ như gỗ tự nhiên.

- Khả năng uốn cong kém, không tạo được các thiết kế có kiểu dáng phức tạp như gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ công nghiệp

Để biết có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp, trước hết bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của nó. Gỗ công nghiệp được cấu tạo bới hai thành phần cơ bản là cốt gỗ và lớp phủ bề mặt.

Lớp phủ bề mặt bao gồm: melamine, laminate, veneer, acrylic...

Các loại cốt gỗ công nghiệp: gỗ ván dăm, cốt gỗ MDF, HDF, gỗ ván ép, gỗ nhựa... Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại cốt gỗ công nghiệp.

Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp

Gỗ MFC là gì?

MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, được hiểu là ván gỗ dăm có lớp phủ bề mặt là Melamine. Gỗ chế biến từ các cành, nhánh hoặc thân của các cây gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su… được nghiền nhỏ thành các dăm gỗ. Sau đó trộn với keo và lén dưới áp suất cao. Gỗ MFC rất dễ nhận biết khi ta nhìn vào cạnh của ván sẽ thấy các dăm gỗ. Gỗ MFC có hai loại là MFC thường có màu nâu vàng và MFC chống ẩm được nhận biết bằng màu xanh.

Khác với các loại gỗ công nghiệp khác khi có sự đa dạng về lớp phủ bề mặt bên ngoài. Gỗ MFC có lớp phủ mặc định là Melamine. Gỗ MFC có hơn 130 mẫu mã màu sắc khác nhau, bao gồm cả hoa văn vân gỗ, giả đá, màu đơn sắc… phù hợp với hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại, như nội thất dân dụng, tủ, bàn, giường,…

Gỗ MDF là gì?

MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, được hiểu là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình. Gỗ có thành phần là các bột gỗ hay sợi gỗ trộn cùng các loại keo được ép dưới nhiệt độ và áp suất ở mật độ trung bình. Gỗ bao gồm 3 loại: MDF thường, chống ẩm và MDF chống cháy.

Gỗ MFC bị hạn chế bởi lớp phủ bên ngoài mặc định là melamine. Thì các loại gỗ công nghiệp khác với bề mặt trơn có thể sơn PU hoặc lựa chọn các loại phủ bề mặt khác: melamine, laminate, veneer, acrylic... phù hợp với nhiều sở thích, nhu cầu.

Gỗ MDF thường và chống ẩm

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HFF cấu tạo là 80  - 85% gỗ tự nhiên, đây là loại gỗ công nghiệp có thành phần gỗ tự nhiên cao nhất. Tên đầy đủ là High Density Fiberboard. Gỗ HDF có cấu tạo tương tự gỗ MDF tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì được áp xúc dưới nhiệt độ và áp suất cao hơn. Gỗ có màu sắc đồng nhất, bề mặt gỗ có cảm giác cứng, min, chắc chắn so với các loại gỗ công nghiệp khác.

Plywood là gì?

Gỗ dán với các tên gọi khác như: gỗ Plywood, ván ép, ván dán. Là loại gỗ công nghiệp được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc, đan xen lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép với nhau dưới áp suất và nhiệt độ cao với sự kết hợp của các chất kết dính. Ván gỗ ép thường sử dụng các loại gỗ tự nhiên như gỗ tần bì, gỗ sồi, thông, xoan đào...

Gỗ ván ép

Gỗ nhựa là gì?

Gỗ nhựa, gỗ composite hay WPC với tên đầy đủ là Wood Plastic Composite. Là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa.

Gỗ nhựa sở hữu những ưu điểm như chịu nước, chống mối mọt tuy nhiên do có thành phần nhựa nên gỗ có độ cứng không cao.

Gỗ nhựa

 

 



0 comments: